HIV có lây qua nước bọt không và những sự thật giật mình

HIV có lây qua nước bọt không, là một trong những thắc mắc mà mọi người thường nghĩ khi nhắc tới căn bệnh thế kỷ này. Dù HIV là điều đáng lo ngại khi các cặp đôi quan hệ, nhưng hãy hiểu rõ để có cách giữ mình an toàn nhất.

HIV có lây qua nước bọt không

Tận 20% người bệnh HIV không biết mình đang mang bệnh

Theo ước tính, hiện tại Việt Nam có 250.000 người đang chung sống với vi-rút HIV, nhưng chỉ có 200.000 biết điều đó. Số người chủ động kiểm tra và xét nghiệm các bệnh lan truyền qua đường tình dục (STDs) và HIV định kỳ cũng không nhiều. Khả năng những người đang ngầm mang mầm bệnh này lan truyền qua đối tác khi quan hệ không bảo vệ là khá cao.

Không chỉ người đồng tính nam hoặc người nghiện ma túy mới có nguy cơ bị HIV

Dù quan hệ đồng tính nam và dùng chung kim tiêm ma túy là 2 đường lây truyền HIV phổ biến nhất, không có nghĩa những người khác sẽ ít có nguy cơ lây nhiễm HIV. Thực tế, theo thống kê 9 tháng năm 2018 của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, trong 7.500 trường hợp nhiễm mới HIV trong độ tuổi từ 15, có đến 63% ca lây từ quan hệ không an toàn; tỷ lệ người nữ mắc bệnh (36%) cao hơn hẳn nam giới (5%) và người nghiện (23%).

Không chỉ người đồng tính nam mới có nguy cơ bị HIV

Bệnh HIV/ AIDS lây qua đường nào

Mặc dù có nhiều lời đồn cho rằng HIV rất dễ lây, nhưng vẫn nhiều người vẫn đặt câu hỏi 'HIV có lây qua nước bọt không?'. Thực tế, ngay cả qua nước bọt, vi-rút HIV thực chất chỉ tồn tại và phát tán thông qua một số loại dịch cơ thể nhất định, gồm: sữa mẹ, máu, tinh dịch, dịch trực tràng (sát hậu môn), dịch âm đạo, khi có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các mô và vết thương hở.

Mẹ nhiễm HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh

Trong trường hợp không can thiệp, tỷ lệ lây nhiễm HIV trực tiếp từ mẹ sang thai nhi tại Việt Nam là khá cao, khoảng 30-40% - theo báo cáo của Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) vào đầu T3/2019. Tuy nhiên, nếu người mẹ được điều trị dự phòng, tỷ lệ này có thể giảm xuống chỉ còn 5% - theo Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế).

Tỉ lệ lây nhiễm HIV trực tiếp từ mẹ sang thai nhi tại Việt Nam là khá cao

Nếu được chữa trị, người nhiễm HIV có thể sống đời lâu dài và khỏe mạnh

Tuy chưa có phương thuốc chữa khỏi hoàn toàn HIV, người bệnh vẫn có thể được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút ART – được coi là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Thuốc ART có tác dụng giảm mật độ vi-rút HIV trong máu, ức chế hoặc ngăn chặn sự phát triển của AIDS – giai đoạn cuối HIV. Rất nhiều trường hợp người dùng ART cho thấy sự giảm thiểu vi-rút HIV mạnh mẽ đến mức gần như khó thể lan truyền sang người khác.

Trong trường hợp âm tính với HIV, bạn vẫn có thể điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc PrEP – được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo sử dụng cho những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Đây là loại thuốc có hiệu quả lên đến 90% trong việc phòng lây nhiễm HIV, nếu tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cuối cùng, đừng quên cách phòng bệnh tiện lợi và kinh tế nhất để bảo vệ bản thân chính là luôn nhớ dùng bao cao su khi quan hệ!

Những bài viết liên quan

Đi đến trang web đầy đủ